Răng sứ toàn sứ được xem là giải pháp giúp người bệnh có thể phục hình lại răng đã mất với màu sắc và hình dáng y như thật. Tuy nhiên, không phải ai cũng chọn được loại răng sứ có mức chi phí phù hợp nhất.
Răng sứ hiện nay được chia làm 2 dòng chính gồm: Răng sứ toàn sứ (sứ cao cấp) và răng sứ có lõi kim loại. Hiểu rõ về đặc tính và tính ưu, nhược điểm của từng loại răng sẽ giúp bạn lựa chọn được được loại răng sứ phù hợp để áp dụng trong phục hình răng đã mất hoặc răng bị biến chất.
Răng sứ toàn sứ (sứ cao cấp)
Do có tính thẩm mỹ cao nên răng sứ toàn sứ là phương pháp được lựa chọn trong phục hình cho các răng thuộc vùng răng cửa hoặc các mão răng đơn lẻ. Chất liệu của răng toàn sứ mang đến cho người bệnh vẻ đẹp tự nhiên, sống động như răng thật. Răng cũng không gây kích ứng hay làm đen viền nướu, có thể cho ánh sáng đi qua và không bị ánh đen như răng sứ có lõi kim loại. Độ bền của răng sứ toàn sứ cũng khá cao, có thể tồn tại lâu dài, chịu được áp lực nhai nuốt tốt. Nhược điểm duy nhất của răng toàn sứ là chi phí khá cao.
Xem thêm
CẠO VÔI RĂNG CÓ LÀM TRẮNG RĂNG KHÔNG
Các loại răng toàn sứ chính
Răng sứ Nacera
Chi phí khoảng 10.000.000/răng, thời gian bảo hành 15 năm. Răng sứ Nacera được xem là loại răng toàn sứ tốt nhất trong các dòng răng sứ toàn sứ cả về mặt thẩm mỹ lẫn độ bền của răng.
Sứ Emax
Chi phí 7.000.000/răng, thời gian bảo hành 10 năm. Răng sứ Emax cho ánh sáng đi qua tốt, có màu sắc răng tự nhiên, hài hoà như răng thật.
Răng sứ Cercon
Chi phí 4.500.000/răng, thời gian bảo hành 7 năm. Răng sứ Cercon là loại có chi phí thấp nhất trong các loại răng toàn sứ nhưng vẫn đảm bảo về tính thẩm mỹ, độ chịu lực cũng như độ bền sau thực hiện.
Răng sứ lõi kim loại
Răng sứ kim loại có khả năng chịu lực nhai nuốt khá tốt nhưng do bên ngoài là sứ, bên trong là kim loại, khi có ánh sáng chiếu qua, răng sứ kim loại thường bị ánh đen nên hoàn toàn không phù hợp cho việc phục hình răng cửa hoặc phục hình yêu cầu tính thẩm mỹ cao. Thành phần có lẫn kim loại nên sau một thời gian răng sẽ bị oxi hóa, dẫn đến tình trạng viêm lợi, đen viền cổ răng. Độ bền của răng sứ này cũng kém hơn so với răng sứ toàn sứ.
Các dòng răng sứ lõi kim loại chính: Sứ Titannium, Crom, Alumina, sứ Mỹ, sứ Nhật, sứ Pháp.
Hiểu rõ về đặc tính và ưu, nhược điểm của từng loại răng sứ sẽ giúp cho bạn lựa chọn đúng đắn về loại răng sứ phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ của mình. Sự chênh lệch giá cả các loại răng sứ khác nhau chủ yếu nằm ở phần lõi kim loại hay phần lõi sứ bên trong. Để an toàn, bạn nên đến những trung tâm nha khoa uy tín, có kỹ thuật phục hình răng sứ tiên tiến nhằm đảm bảo độ chuẩn xác cao, giảm thiểu thời gian đi lại cũng như tính hiệu quả lâu dài cho người bệnh sau khi thực hiện.