Phòng khám
răng hàm mặt Sài Gòn

Mọc răng khôn khi mang thai

Mọc răng khôn khi mang thai thì cần làm gì để không ảnh hưởng đến thai nhi? Là thắc mắc của nhiều bà mẹ mang thai gặp phải. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu từng trường hợp và cách xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình.

Khi đang mang thai, mọc răng khôn có sao không?

Răng khôn mọc sau cùng khi chúng ta đến tuồi trưởng thành hoặc có thể trễ hơn. Chính vì mọc sau cùng và ở vị trí cuối hàm nên thường sẽ không có nhiều chỗ trống để mọc lên bình thưởng, dễ chen lấn các răng khác. Răng khôn trong nhiều trường hợp sẽ mọc ngầm hoặc mọc lệch, cách xử lý thông thường bác sỹ sẽ chỉ định nhổ bỏ chúng để loại bỏ các biến chứng không mong muốn xảy ra. Có nhiều người suy nghĩ răng khôn khi bắt đầu mọc gây đau nhức rồi cũng tự hết nhưng thực sự không phải, răng khôn mọc theo từng giai đoạn và có thể quá trình mọc kéo dài khoảng vài năm. Trong thời gian dó, bạn sẽ chịu đựng những cơn đau theo từng đợt.

Mọc răng khôn khi mang thai

Nếu là người hoàn toàn khỏe mạnh có răng khôn mọc lệch gây hại và ảnh hưởng đến sức khỏe thì bác sỹ sẽ có chỉ định nhổ bỏ răng khôn đó. Nhưng nếu mọc răng khôn khi mang thai thì tốt nhất bạn không nên nhổ răng vì rất có nguy cơ nhiễm trùng đường huyết ảnh hưởng đến thai nhi. Mang thai là một thời kỳ hết sức quan trọng đối với người phụ nữ, đặc biệt là ba tháng đầu và cuối thai kỳ. Vì vậy bất cứ một tác động mạnh đến răng miệng cũng sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Trong trường hợp bạn mọc răng khôn khi mang thai mà cảm thấy rất đau nhức thì nên đến bác sĩ nha khoa để thăm khám, không nên tự ý dùng thuốc giảm đau mà không có chỉ định của bác sỹ. Bên cạnh đó, bạn cũng phải để tinh thần được thoải mái, không nên quá lo lắng, căng thẳng sẽ càng làm ảnh hưởng đến thai nhi. Lúc này bạn cần nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để em bé phát triển tốt

Xem thêm

MỌC RĂNG KHÔN CÓ Ý NGHĨA GÌ?

KHI NÀO NÊN NHỔ RĂNG KHÔN

Những lưu ý khi chăm sóc răng miệng cho bà mẹ mọc răng khôn khi mang thai

Dưới đây là những mẹo chăm sóc sức khỏe răng miệng trong quá trình mang thai mà không có bất cứ tác dụng phụ ảnh hưởng đến thai nhi, chúng ta có thể tham khảo nếu không tiện đến bác sỹ nha khoa;

Nước muối

Có tác dụng sát khuẩn và giảm đau rất nhanh, bạn nên dùng nước muối ấm 2 lần/ 1 ngày vào sáng và tối trước khi ngủ

Chườm đá

Là phương pháp gây tê tự nhiên mà lại an toàn. Bạn dùng khăn quấn cục nước đá chườm quanh vùng má có răng đang đau, ngay sau đó cơn đau sẽ giảm đáng kể.

Tỏi dập

Đây là mẹo dân gian mà chúng ta vẫn hay dùng mỗi khi bị đau răng mà lại rất hiệu quả. Trong củ tỏi chức một số hợp chất tự nhiên có hoạt tính kháng khuẩn, kháng viêm, có thể làm giảm đau và ức chế vi khuẩn. Bạn dùng một ít tỏi dã nát cùng với một ít muối, sau đó đắp lên chỗ đay khoàng chừng 10-15 phút bạn sẽ thấy tác dụng của chúng,

Mọc răng khôn khi mang thai

Lá lốt

Cũng là một vị thuốc hay, có tính kháng khuẩn khá tốt, chủ yếu là phần rễ và thân của cây lá lốt chứa tinh dầu, alcaloid, benzylacetat. Lá lốt có mùi thơm và cay dùng hạ khí giàm đau. Lấy thân, rễ và lá đun nước đặc, ngậm trong 3-4 ngày

Ngoài những mẹo dân gian kể trên, bạn nên giữ gìn vệ sinh răng miệng thật sạch, thưởng xuyên súc miệng chải răng.  Để phòng ngừa tình trạng mọc răng khôn, trước khi mang thai bạn cũng nên khám răng miệng định kỳ để sớm phát hiện ra những nguy cơ về bệnh răng miệng hoặc có thể nhổ bỏ chúng trước đó nếu răng bị mọc lệch.

Đăng ký tư vấn trực tiếp từ bác sĩ

* Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhay tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN & ĐẶT LỊCH HẸN Hoặc gọi 09 3868 1013 để được hỗ trợ trực tiếp