Phương pháp cắm ghép implant là một chân răng nhân tạo để nâng đỡ và phục hình răng ban đầu (thân răng giả, hàm giả) ở bên trên. Chỉ mới xuất hiện tại Việt Nam 5 năm trở lại đây nhưng cắm ghép implant dần trở nên quen thuộc với các bệnh nhân mất răng Tuy nhiên, nếu implant không được chỉ định đúng, khi thực hiện kỹ thuật bị sai, bảo quản không tốt, dễ dẫn đến thất bại sớm.
Khái niệm về kỹ thuật cắm ghép implant
Implant là kỹ thuật tốt nhất cho bệnh nhân trong phục hình răng hiện nay với rất nhiều ưu điểm như tiết kiệm mô răng, không làm tổn hại đến nướu răng, chỉ cần gây mê tại chỗ, bảo tồn xương. Nếu làm đúng kỹ thuật và bảo tồn xương, nếu làm đúng kỹ thuật, sẽ được bảo quản suốt đời.
Sau khi mất răng bao lâu thì nên phục hình răng bằng cắm ghép implant?
Trước đây, người ta thường quan niệm, bác sỹ giỏi là phải biết giữ răng tổn thương của bệnh nhân càng lâu càng tốt. Điều này, hiện nay không còn chuẩn xác nữa thay vào đó là bác sỹ giỏi là người quyết định nhổ răng hư đúng lúc.
Ở Việt Nam, tình trạng chung là chỉ chịu đi chữa răng khi bị đau, và đợi đến khi tình trạng quá tệ mới chịu đi nhổ. Vì vậy, vô tình làm mất cơ hội implant vì lúc đó đã bị tiêu xương. Đặc biệt là bệnh nha chu, thường thì ít gây đau nhưng rất nguy hiểm vì chúng khiến xương bị tiêu hủy một cách âm thầm.
Mặc khác, nếu tình trạng mất răng quá lâu mới nghĩ đến phục hồi thì sẽ rất khó khăn vì xương bị tiêu nhiều. Tiêu xương sau nhổ răng là diễn biến sinh lý bình thường vì lúc đó xương bị kích thích ăn nhai nên nó sẽ tự tiêu đi. Lúc này cần tái tạo và ghép xương thì mới cắm răng implant được.
Với những trường hợp tiêu xương thì phải làm sao?
Không phải ai cũng có thể áp dụng phương pháp cắm răng implant vì còn tùy thuộc vào tình trạng xương. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cũng có cách giải quyết bằng ghép xương, ghép nướu.
Implant được chỉ định và chống chỉ định trong trường hợp nào?
Implant được chỉ định cho các trường hợp mất răng: mất một răng, mất các răng hàm lớn là những chỉ định nên dùng phương pháp implant mất một răng và các răng bên cạnh vẫn khỏe mạnh, muốn điều trị bảo tồn nhưng không muốn làm tổn thương cấu trúc răng miệng.
Tuyệt đối không chỉ định cắm ghép implant cho bệnh nhân các rối loạn tâm thần, không thể cấy ghép implant, bệnh nhân có tiền sử tim mạch, đái tháo đường không kiểm soát, bệnh nhân bị thận, trẻ em dưới 18 tuổi đang trong giai đoạn tăng trưởng, người nghiện rượu,…
Các công đoạn cắm ghép implant
- Khám lâm sàng, đánh giá tình trạng mất răng, chụp phim, CT, khảo sát xương nướu vùng bị mất răng, tình trạng mạch máu, thần kinh,.. Sẽ tránh những trường hợp cắm ghép implant làm tổn thương cấu trúc này.
- Tùy từng trường hợp răng miệng cụ thể mà bổ trợ ghép xương, nâng xoang, ghép mô liên kết, ghép nướu,… Các điều trị bổ trợ này được thực hiện trước, đồng thời hoặc sau khi cấy ghép implant.
- Sau khi làm đầy đủ xét nghiệm, bác sỹ sẽ tiến hành cắm ghép implant. Tùy theo mức độ và yêu cầu thì cắm ghép sẽ được thực hiện dưới dạng gây tê hoặc tiền gây mê. Thời gian thực hiện mỗi răng trung bình từ 20 -25 phút.
- Sau khi cắm implant, có thể phục hình răng trong vòng 48h, gọi là phục hình tức thì (dành cho những trường hợp xương đủ thể tích và mật độ tốt ) hoặc có thể chờ 3-6 tháng được đánh giá lúc phẫu thuật cắm trụ implant.
Cắm ghép Implant là giải pháp mà bạn có thể thực hiện để cải thiện tính thẩm mỹ cho hàm răng cũng như khuôn miệng của mình. Hãy đến một trung tâm nha khoa để thực hiện nhằm đảm bảo an toàn.