Phòng khám
răng hàm mặt Sài Gòn

Nhổ răng khôn khi mang thai có nên không?

Nhổ răng khôn khi mang thai có ảnh hưởng gì không? Là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Để có thể hiểu rõ và có cách xử lý kịp thời khi mọc răng khôn trong lúc mang thai, nội dung dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn.

Nhổ răng khôn khi mang thai có sao không?

Chỉ trong trường hợp sức khỏe tốt, không mắc các bệnh lý về huyết áp, tim mạch, máu khó đông,…thì mới được tiến hành nhổ răng khôn. Trước khi nhổ răng khôn, bác sỹ sẽ thực hiện chuo5 phim X-Quang để xác định vị trí, hình dạng cụ thể, mối tương quan của chiếc răng khôn cần nhổ với các dây thần kinh. Sau đó sẽ có giải pháp phù hợp để tránh làm tổn thương quá sâu vào xương hàm trong quá trình nhổ răng

Nhổ răng khôn khi mang thai có ảnh hưởng gì? Nếu đối tượng là phụ nữ đang mang thai thì sẽ không được khuyến cáo nhổ răng khôn, bởi vì nếu như nhổ răng khôn không an toàn có thể sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Mọi tác động lên vùng răng miệng sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Nhất là giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, lúc này cơ thể đang trong quá trình hoàn thiện các cơ quan. Trong quá trình mang thai chỉ được thực hiện các thao tác đơn giản đến vùng răng miệng như lấy cao răng hay trám răng nhưng vẫn dưới sự kiểm soát của bác sỹ trước khi thực hiện..

Nhổ răng khôn khi mang thai

Tốt hơn hết trong thời kỳ mang thai, bạn không nên thực hiện nhổ răng khôn và không sử dụng thuốc giảm đau một cách tùy tiện, không có chỉ định của bác sỹ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thai nhi. Nếu như bạn không thể chịu nỗi những cơn đau nhức, khó chịu do chiếc răng khôn mang lại, thì bạn có thể dùng một số biện pháp giảm đau tạm thời như dùng tỏi hoặc gừng đắp lên vùng răng khôn bị đau, ngoài ra có thể dùng nước muối sinh lý để súc miệng và ngậm liên tục trong nhiều ngày, cảm giác đau dẽ giảm đi đáng kể. Bên cạnh đó, bạn cần phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể nhất là các loại vitamin A, Vitamin C, các loại thức ăn mềm, lỏng dễ nuốt như súp, cháo để không ảnh hưởng đến thai nhi.

Xem thêm

NHỔ RĂNG KHÔN ĐAU MẤY NGÀY ?

NHỔ RĂNG KHÔN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Trường hợp nào được chỉ định nhổ răng khôn khi mang thai?

Khi mọc răng khôn sẽ gây đau nhức trong 1 đền 2 tuần. Nếu như răng khôn của bạn bị sâu nặng và đau nhức tận óc thì nên đến bác sỹ thăm khám. Trong số ít trường hợp, bác sỹ sẽ chỉ định nhổ răng khôn với điều kiện đảm bảo sức khỏe tốt, an toàn cho người mang thai từ tháng thứ 4 trở đi.

Sau khi nhổ răng khôn, bạn sẽ có cảm giác đau nhức và chảy máu nhiều nếu như ca phẫu thuật được thực hiện bằng kỹ thuật lạc hậu, bác sĩ không có tay nghề. Vì vậy để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và em bé bạn nên tham khảo trước những phòng khám nha khoa có thiết bị kỹ thuật hiện đại, nhổ răng bằng máy siêu âm. Đây là phương pháp được đánh giá là hiệu quả và không gây ra cảm giác đau nhức nhiều, không để lại biến chứng và nhanh hồi phục vết thương

Với cơ thể phụ nữ đang mang thai, các hocmon và tuyến nước bọt hay thay đổi nên dễ mắc các bệnh về răng miệng như viêm nướu, sâu răng,..Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe răng miệng được tốt trong suốt thời kỳ mang thai, bạn nên khám răng định kỳ 3 tháng/ 1 lần nhằm phát hiện sớm những nguy cơ và điều trị kịp thời. Nếu như để lâu quá, người mẹ sẽ có nguy cơ phải nhổ răngkhôn khi mang thai và bệnh trở nên nguy hiểm hơn.

Đăng ký tư vấn trực tiếp từ bác sĩ

* Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhay tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN & ĐẶT LỊCH HẸN Hoặc gọi 09 3868 1013 để được hỗ trợ trực tiếp