Vì sao răng khôn mọc lệch? Những người khi đến tuổi trưởng thành nếu răng khôn chưa mọc lên hoặc chỉ một phần răng nhú lên, thì rất có thể răng khôn của bạn đã bị mọc lệch. Đau nhức khi nhổ răng là nỗi lo lắng của không ít người. Vì vậy răng khôn mọc lệch là do nguyên nhân gì và có nên nhổ không?
Có nên nhổ răng khôn mọc lệch không?
Răng khôn thường mọc vào khoảng từ 18-25 tuổi, là giai đoạn xương hàm đã ổn định, cứng chắc, ít phát triển về kích thước. Lớp niêm mạc và mô mềm bao phủ dày đặc cùng với một yếu tố khác làm cho răng khôn dễ mọc lệch và gây ra nhiều tai biến nguy hiểm cho người bệnh.
– Theo bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt, các biến chứng mà răng khôn mọc lệch gây nên như viêm lợi trùm, mô tế bào bị viêm nhiễm. Nguyên nhân là do vị trí lệch lạc cũa răng dễ làm nhồi nhét thức ăn, khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng làm đau nhức xung quanh thân răng, viêm nhiễm và sưng đỏ, thậm chí có thể làm mủ, không thể há miệng được. Nếu để tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến xương xung quanh răng và các răng bên cạnh.
– Sâu răng cũng là biến chứng thưởng gặp khi răng khôn mọc lệch, khi đó thân răng sẽ bị chênh và tựa vào răng bên cạnh. Vì vậy, thức ăn cũng dễ bị mắc vào kẽ, khó làm sạch, gây viêm nhiễm. Hậu quả làm cho cả hai chiếc răng đều bị sâu ăn.
– Răng khôn mọc lệch chen lấn các răng khác, ngoài ra có thể làm tăng nguy cơ gãy xương hàm nếu răng mọc ngầm trong xương tạo nang thân răng
– Việc nhổ răng được thực hiện khi răng mọc lệch hoặc ngầm gây ra biến chứng như sâu răng nặng, viêm nhiễm, sưng đỏ, đau nhức,…Răng khôn mọc lệch ko giữ vai trò quan trọng trong việc ăn nhai nhưng cũng cần phải lưu ý một số vấn đề về việc chăm sóc răng miệng, tránh đau nhức và viêm nhiễm,…
Sau khi nhổ răng, trong vòng 24 giờ đầu bạn không nên súc miệng hay khạc nhổ quá mạnh, không ăn uống quá nóng hoặc quá lạnh, không hút thuốc, uống rượu bia, cà phê, chất kích thích,…
Xem thêm
Răng khôn mọc lệch và các biến chứng thường gặp
Răng khôn mọc lệch là một trong các trường hợp được bác sĩ chỉ định cần được nhổ bỏ, nếu để lâu có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như tình trạng xô lệch hàm, nhiễm trùng nướu, viêm lợi, làm lung lay răng số 7 bên cạnh.
Xô lệch hàm
Khi răng khôn bắt đầu mọc, nó đâm vào các răng bên cạnh, làm cho các răng này bị xô lệch, lung lay, … Dấu hiệu là vùng răng khôn sẽ đau nhức khó chịu
Nhiễm trùng nướu, viêm lợi:
Răng khôn mọc phía trong cùng, khó vệ sinh sạch nên sẽ có nhiều thức ăn dư thừa bám vào, vi khuẩn xâm nhập. Sau thời gian dài gây nên sâu răng, viêm lợi, đau sưng và hôi miệng. Nếu không chữa trị kịp thời có thể làm nhiễm trùng, lan rộng sang các khu vực xung quanh như mang tai, hệ thần kinh,…
Rối loạn phản xạ:
Có những trường hợp răng khôn mọc lệch đâm vào bên trong hàm hoặc má làm cho dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến mất cảm giác ở vùng mặt.